Các bài viết ngắn về Backend
Các bài viết ngắn về “Backend”
- Game Hang Man với Python
- Gỡ lỗi chương trình
- Inner function trong Python
- Làm tròn số thực trong Python
- Function Python là first-class object
- Databases intro course
- Tài liệu học SQL
- Redis for beginner
- GraphQL là gì ? Sự khác nhau giữa GraphQL và REST
Game Hang Man với Python
Khi học một ngôn ngữ mới 🐍, việc làm ra một sản phẩm có thể dùng được, chơi được sẽ có động lực vô cùng lớn với bản thân 💪 🥳 😇
Hôm nay mình sẽ giới thiệu đến mọi người một phiên bản của trò chơi học từ vựng tiếng anh 🏴 bằng cách đoán từ 🤔, phiên bản Hangman(người treo cổ), cùng với các kiến thức Python 🐍🐍🐍 cơ bản nhé.
Trước tiên mời bạn chơi thử trò chơi ở đây 👉: https://replit.com/@diemthanhthanh/Hangman-Demo#main.py
Bạn cũng có thể đăng ký tài khoản repl.it rồi chọn “Fork Repl” để tải ⬇️ bản game về tài khoản của bạn. Tại đây, bạn có thể thay đổi nội dung 🔤 trong file words.py để chứa các từ 🍎 🍊 🥦 🍇 bạn muốn học hay thực hành.
Để có thể làm được một trò chơi như vậy, sẽ đi qua các bước sau:
- Tìm hiểu về trò chơi và luật chơi
- Chơi thử game demo xem các chương trình sẽ hoạt động ra sao
- Phân tích trò chơi và vẽ sơ đồ của trò chơi để mô tả logic
- Làm phiên bản đơn giản
- Nâng cấp trò chơi, thêm các yếu tố khác để trò chơi hấp dẫn với người dùng hơn
Và tất nhiên là không thể thiếu một ít kiến thức về Python cơ bản như biến, câu lệnh điều kiện(if/else), vòng lặp while/for, …
Còn chần chừ gì nữa, hãy ghé bài blog này để làm một trò chơi riêng của mình rồi khoe với bạn bè người thân nha
Gỡ lỗi chương trình
Hôm nay mình muốn nói về “Gỡ lỗi”(Debugging)🐞, một qui trình sửa lỗi trong chương trình phần mềm. Điều quan trọng đầu tiên cần nhớ là:
Đừng cảm thấy thất vọng khi bạn tạo ra một con bug.
Khi viết một chương trình thì việc gặp bug 🐞 là việc đương nhiên 🥲. Mình sẽ giới thiệu một số mẹo và kỹ thuật để nhận dạng bug và sửa nó hiệu quả:
✍️ Mô tả vấn đề(Describe the problem)
Để fix bug, đầu tiên bạn cần mô tả được vấn đề mà mình gặp phải.
🐞 Tái tạo lại lỗi(reproduce the bug)
Rất nhiều khi bug chỉ thỉnh thoảng xuất hiện. Để fix được những bug như vậy lập trình viên cần biết cách tái tạo lại con bug đó và tìm hiểu chính xác vấn đề mà trường hợp đó gặp phải là gì thì mới có thể sửa lỗi được.
💻 Thử thực hiện chương trình như máy tính(Play computer)
Với một chương trình phức tạp như có logic với nhiều điều kiện rẽ nhánh, hay gọi nhiều hàm khác nhau, thì việc sửa lỗi sẽ càng khoai hơn. Lúc này bạn cần tưởng tượng mình là máy tính, và với đầu vào cụ thể nào đó, bạn tự kiểm tra từng dòng một của chương trình như cách máy tính chạy để tìm manh mối cho lỗi của mình.
🏹 Sửa lỗi(fix the errors)
Viết chương trình mà editor báo lỗi hay chạy chương trình mà bị lỗi là lỗi có thể thấy và sửa ngay được. Còn nếu chương trình chạy không đúng thì cần kiểm tra lại từng đoạn code, từng dòng code, hiểu rõ từng thứ mình viết ra thì mới mong sẽ tìm ra manh mối 🧐
🛠 Dùng các công cụ hỗ trợ kiểm tra lỗi(print, log, debugger)
In ra các dòng để hiển thị kết quả của biến, hay đơn giản là code có chạy vào đó không cũng là một cách debug. Thêm nữa hãy học cách dùng debugger là như hổ mọc thêm cánh luôn nhé 😎
Mời bạn ghé đọc thêm chi tiết ở bài blog này của mình nhé.
Inner function trong Python
Inner function là hàm được định nghĩa bên trong một hàm khác.
Ví dụ:
def outer_func(name):
def inner_func():
print(f'hello {name}')
inner_func()
gọi outer_func(“Anna”)
sẽ in ra ‘hello Anna’
Inner function thường được được sử dụng:
– Sử dụng đóng gói hàm (encapsulation)
Ở ví dụ trên, inner_func
chỉ được truy cập bên trong hàm outer_func
, bên ngoài không thể truy cập được.
Đây gọi là encapsulation.
– Sử dụng để chia logic trong một hàm lớn thành các hàm logic nhỏ và có thể tái sử dụng
– Sử dụng viết các các hàm helper để sử dụng chỉ trong hàm nhất định. Có thể dùng prefix _
để mô tả hàm này là private với hàm, module hay class.
– Sử dụng để tạo closures
Closures là hàm được tự động tạo bằng cách trả về một hàm khác.
Tạo closures với 3 bước:
- Tạo một inner function
- Tham chiếu biến từ hàm bên ngoài để xử lý trong hàm inner function
- Trả về inner function
Ví dụ: tạo closures “generate_power”
để tạo ra các hàm tính luỹ thừa.
def generate_power(exponent):
def power(base):
return base ** exponent
return power
sử dụng tạo hàm luỹ thừa hai
raise_two = generate_power(2)
và tính luỹ thừa hai với raise_two(5) là 25
– Sử dụng để tạo decorators
Decorators là một HOC hay higher-order function nhận đầu vào một hàm, class, object và trả về hàm khác.
Decorators thưởng được sử dụng trong debug, caching, logging, timing.
Ví dụ tạo một decorator thêm một số log trước và sau khi gọi hàm:
def add_messages(func):
def _add_messages():
print("Start call function")
func()
print("Finish call function")
và được sử dụng với @
@add_messages
def greet():
print("Hi")
và khi gọi greet() sẽ in ra 3 dòng:
Start call function
Hi
Finish call function
Inner function là một công cụ vô cùng mạnh mẽ đúng không nào !
Bạn đọc thêm ở bài viết này nhé
Làm tròn số thực trong Python
Làm tròn số thực trong Python là chuyện thường ngày, và tụi mình sẽ sử dụng rất nhiều trong khi học Python cùng toán cũng như trong hiển thị các số thực với một số lượng các chữ số thập phân bất kỳ.
Có một số cách để làm tròn số thập phân:
– Dùng hàm round()
Cách này sẽ làm tròn số 3.333333
thành 3.33
và số 3.5
sẽ giữ nguyên là 3.5
.
round(3.33333)
kết quả 3.33 round(3.5)
kết quả 3.5
Nếu bạn muốn bắt buộc có hai chữ số thập phân thì cách này chưa triệt để, kết quả cần là 3.50
– Chuyển về định dạng chuỗi và cắt số ký tự đứng sau dấu .
rồi chuyển về lại dạng số với ép kiểu qua float
“{:.2f}”.format(3.5)
kết quả “3.50”
Lưu ý đây là chuỗi, muốn chuyển qua số bạn cần thực hiện ép kiểu từ string về số với float()
Nội dung này được tóm tắt từ bài viết chia sẻ tips.
Function Python là first-class object
Vậy first-class object là gì ?
first-class object là một thực thể được gán vào biến, lưu trữ trong các loại dữ liệu như bỏ vào list, hay sử dụng như một đối số truyền vào hàm khác, và thậm chí là trả về chúng từ hàm khác.
Việc hiểu hàm là một first-class object sẽ giúp bạn dễ tiếp thu hơn các khái niệm khác như lambda hay decorators.
Hàm là một first-class object nên sẽ có các đặc điểm cụ thể sau: – Hàm là đối tượng – Hàm có thể sử dụng trong cấu trúc dữ liệu – Hàm có thể được truyền vào hàm khác như tham số – Hàm có thể lồng nhau – Hàm có thể truy cập các biến cục bộ (hay gọi là lexical closures hoặc closures) – Đối tượng có thể có hành vi giống hàm
Bạn ghé đọc thêm các ví dụ cho từng đặc điểm ở bài viết sau nhé
Databases intro course
Dành hơn tiếng đồng hồ để học cơ bản về Database lấy certificate làm đẹp profile 😎 là rất đáng phải không ?
Giới thiệu đến bạn khóa học “Programming Foundations: Databases”, được miễn phí trên Linkedin Learning
Bạn sẽ được làm quen với:
– Database là gì, Relational Database là gì?
– Database giúp bạn quản lý dữ liệu thực tế như thế nào?
– Cách thiết kế một database dựa trên những dữ liệu thực tế
– Các kiến thức cơ bản về bảng(table), cột dữ liệu(columns/fields), hàng dữ liệu(rows/records), khóa chính(primary key), khóa phụ(foreign keys)
– Các loại data types
– Các mối quan hệ(relationships) giữa các bảng gồm có các kiểu one-to-many, many-to-many, one-to-one
– Cách tối ưu hóa trong thiết kế database
– Các truy xuất dữ liệu(tìm kiếm, lọc, tổng hợp, chỉnh sửa …) trong database với SQL queries
Nếu khóa này trở lại trả phí thì bạn có thể học ở series này về database nhé.
Tài liệu học SQL
Bạn có biết gần 53% lập trình viên chuyên nghiệp xem SQL là ngôn ngữ phổ biến nhất 🙀, chỉ đứng sau HTML, CSS. (theo kết quả nghiên cứu trên 700,000 lập trình viên của StackOverflow 2022)
Vậy SQL là gì? 🤔
✅ SQL – viết tắt của Structured Query Language, là ngôn ngữ truy vấn dữ liệu có cấu trúc. Nó gồm các câu lệnh dùng để tương tác với cơ sở dữ liệu quan hệ.
✅ Tất cả các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ(RDMS) như MySQL, Oracle, Postgres, MS Access, SQL Server đều sử dụng SQL làm ngôn ngữ dữ liệu chuẩn.
✅ SQL sẽ giúp quản lý hiệu quả và truy vấn thông tin nhanh hơn, giúp bảo trì, bảo mật thông tin dễ dàng hơn.
Nếu bạn làm việc trong lĩnh vực công nghệ, hẳn sẽ có lúc bạn cần đến SQL, vì nó cần thiết cho:
👉 Software Developer
👉 Business Analyst
👉 Database Administrator
👉 QA Tester
👉 Project/Product Manager
Vì vậy, có kỹ năng SQL sẽ giúp bạn làm tốt hơn công việc hiện tại của mình, cũng như dễ xin việc vào các vị trí yêu cầu kỹ năng này 💪
Hẳn là bạn cũng nóng lòng muốn học SQL rồi phải không ?
🤩 Mình sẽ giới thiệu đến mọi người Top Resources for SQL Bootcamp, bao gồm các series, khóa học, bài thực hành, … và các đánh giá của bạn Omer(là chủ notion page này)
Chúc các bạn mau sở hữu kỹ năng này bỏ vào túi kỹ năng của mình dể nâng cao giá trị bản thân nhé 🥰
Redis for beginner
🤩 Redis basic ☕️
Redis là một cơ sở dữ liệu trong bộ nhớ (in memory database) 💿, dữ liệu được lưu trữ theo dạng key-value 🔑 🪟 tức là từ khóa và giá trị của nó.
👩🍳 Redis thường sử dụng như là một cơ sở dữ liệu caching📜, có tốc độ truy cập rất nhanh 💨.
💻 Để làm quen với Redis, cài đặt nhanh trên Mac với “brew install redis”, sau đó chạy server với “redis-server”.
Sau khi server được khởi chạy, bạn có thể bắt đầu làm quen với các câu lệnh cơ bản trong Redis bằng cách sử dụng CLI, mở một cửa sổ mới và gõ lệnh “redis-cli”
🧐 Câu lệnh SET, GET, EXISTS, KEYS
Vì lưu trữ dạng key-value nên câu lệnh cơ bản nhất sẽ là:
- gán trị vào từ khóa (set value to key): SET
- lấy giá trị ra từ từ khóa (get value from key): GET
- kiểm tra xem từ khóa có trong bộ nhớ không: EXIST
- tìm kiếm từ khóa theo pattern: KEYS
Một bộ key-value cũng có thể được set thời gian nó tồn tại với từ khóa EXPIRE
Ngoài ra, Redis cũng có nhiều kiểu dữ liệu khác được lưu cho value như: list, sets, hashes và các từ khóa tương ứng sử dụng cho từng kiểu dữ liệu trên.
Mời bạn ghé đọc bài viết này để tìm hiểu thêm và có video hướng dẫn để bạn có thể thực hành nữa ấy.
GraphQL là gì ? Sự khác nhau giữa GraphQL và REST
GraphQL là query language dành cho API được phát triển bởi Meta. GraphQL cung cấp schema của data trong API và cho phép client quyền truy vấn chính xác những thứ họ cần.
GraphQL đứng giữa client và backend
GraphQL Client → GraphQL → Backend Services (Auth APIs, Core APIs, Redis)
GraphQL có thể truy vấn đến nhiều resources chỉ trong một query. GraphQL cũng hỗ trợ mutation (addNote) và subscription (newNode)
Vậy GraphQL và REST API giống và khác nhau như thế nào ?
Giống:
- đều gửi HTTP request bằng một URL
- đều nhận HTTP response (JSON)
Khác:
- GraphQL cho phép truy vấn chính xác resources và fields mà client cần
-
REST API thì data trả về quyết định bởi phía backend
REST API
- trung tâm là resources, được xác định trên url như GET /api/v1/users
- gọi url lấy một book GET /api/v1/books/1, gọi url lấy một author GET /authors/1 - nhiều request qua nhiều resources
GraphQL
- trung tâm là GraphQL Schema
- định nghĩa các type (schema)
- gửi request với resource và fields cần lấy data
Tóm lại, GraphQL sử dụng Schema định nghĩa các type, cho phép truy vấn theo nhu cầu của client (resources, fields) và giải quyết được các vấn đề của REST API như thừa data trả về, nhiều request cùng lúc khi muốn lấy data từ nhiều resources.
Một số hạn chế của GraphQL:
- Không có các lợi thế của REST. Lợi thế của REST như:
- không cần một lib khác để dùng giữa request và server
- request có thể gửi đi từ curl hay web browser
- GET request dễ cache (CDNs, Proxies, Web Servers)
- Cần công cụ khác hỗ trợ cả ở client và server (Apollo, schema.graphql, codegen.yml, operation.graphql) → tốn tiền hơn → không phù hợp với CRUD APIs
- Khó cache hơn vì mặc định sử dụng POST request
- Data quyết định bởi client có thể gây các vấn đề về dữ liệu
Do đó, việc lựa chọn sử dụng GraphQL hay REST API sẽ tùy thuộc vào từng loại dự án khác nhau.
Mời bạn xem thêm ở blog này nhé!